KITCHEN KONCEPT  - Dụng cụ nhà bếp cao cấp
Hệ thống cửa hàng Thương hiệu

Kombucha là gì? Cách làm trà Kombucha với Scoby tại nhà

Thứ Hai, 16/05/2022
Kitchen Koncept Marketing

Kombucha -  một món trà dễ uống với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, quá trình trà lên men sản sinh nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Chẳng hạn như cung cấp lợi khuẩn probiotics cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và làm đẹp da. Vậy Kombucha là gì? Làm thế nào để tự làm Kombucha tại nhà? Hãy cùng Kitchen Koncept tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Kombucha là gì?

Kombucha là một loại thức uống lên men có nguồn gốc từ Trung Quốc, được chế biến từ trà (thường là trà đen hoặc trà xanh), đường và Scoby. Qua quá trình lên men kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trà Kombucha hình thành với vị chua nhẹ, hơi ngọt và có gas tự nhiên.

Kombucha là thức uống lên men tốt cho sức khỏe

Kombucha là thức uống lên men tốt cho sức khỏe

Kombucha vừa là một loại thức uống giải khát vừa hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe người dùng nhờ chứa nhiều lợi khuẩn, enzyme và vitamin nhóm B. Do đó, Kombucha trở nên phổ biến trên toàn thế giới, không chỉ vì hương vị độc đáo mà còn nhờ vào những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

2. Scoby là gì?

Scoby được viết tắt bởi Symbiotic Culture Of Bacteria and Yeast, là một yếu tố không thể thiếu khi làm trà Kombucha. Đây là một loại màng sinh học được hình thành bởi sự kết hợp giữa vi khuẩn axit axetic và nấm men. 

Khái niệm về nấm Scoby

Khái niệm về nấm Scoby

Nấm Scoby đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường trong trà thành axit axetic và CO2, tạo ra hương vị đặc trưng cho Kombucha và giúp phát triển các lợi khuẩn probiotics.

3. Công dụng của Kombucha đối với sức khỏe

Kombucha không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống giải khát mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau khi biết được Kombucha là gì, bạn cần hiểu rõ các công dụng tuyệt vời mà Kombucha đem đến cho sức khỏe người dùng sau đây:

Kombucha mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Kombucha mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

3.1 Cung cấp lợi khuẩn probiotics

Quá trình lên men của Kombucha giúp sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn có lợi, đặc biệt là lợi khuẩn probiotics. Những vi khuẩn này giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Đặc biệt quan trọng hơn với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc đã từng sử dụng kháng sinh, vì kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi trong cơ thể con người.

3.2 Hỗ trợ tiêu hóa

Kombucha chứa nhiều enzyme tiêu hóa tự nhiên và các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Chúng hỗ trợ phân giải thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc uống Kombucha thường xuyên cũng giúp giảm tình trạng đầy hơi, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.

3.3 Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ khả năng kiểm soát các gốc tự do mà Kombucha có khả năng cân bằng hệ miễn dịch trong cơ thể. Thành phần men vi sinh trong Kombucha khi kết hợp cùng trái cây sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chất chống oxy hóa trong Kombucha giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

3.4 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu, Kombucha có thể giúp giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt), từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong Kombucha cũng giúp bảo vệ thành mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch khác.

3.5 Hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da

Kombucha giúp nâng cao quy trình trao đổi chất và giảm sản sinh chất béo. Trong trà Kombucha còn có các loại axit axetic, polyphenol cao giúp phân giải chất béo. Chính vì thế mà loại thức uống này có công dụng giảm cân hiệu quả. Chúng còn chứa glucosamine giúp tăng cường các vận hành sản sinh ra axit hyaluronic hoạt dịch. Axit này còn có khả năng duy trì collagen giúp làm đẹp da cho người dùng.

4. Cách làm trà Kombucha đơn giản với nấm Scoby

Để tự làm Kombucha tại nhà, bạn cần thực hiện như sau:

4.1 Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

  • Trà (trà đen hoặc trà xanh): 4-5 túi lọc hoặc 2-3 muỗng trà lá
  • Đường: 1 chén (ưu tiên dùng đường hữu cơ như đường mía, đường thốt nốt)
  • Nước lọc: 3 - 4 lít
  • Scoby: 1 cái
  • 1 chén Kombucha cũ (nước khởi tạo) để kích hoạt quá trình lên men
  • Bình thủy tinh lớn (khoảng 4 lít)
  • Khăn sạch hoặc vải mỏng để che miệng bình
  • Dây thun hoặc dây buộc để cố định khăn

4.2 Tiến hành làm Kombucha với Scoby

Sau đây sẽ là hướng dẫn cách làm trà Kombucha với nấm Scoby dành cho bạn:

Cách làm trà Kombucha đơn giản với nấm Scoby

Cách làm trà Kombucha đơn giản với nấm Scoby

  • Bước 1: Pha trà

Đun sôi nước, sau đó cho trà vào ngâm trong khoảng 10-15 phút. Nếu dùng trà túi lọc, bạn có thể nấu nước sôi trước rồi ngâm trà sau. Sau đó lấy túi trà ra hoặc lọc bã trà và thêm đường, khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Để trà nguội về nhiệt độ phòng.

  • Bước 2: Chuẩn bị lên men

Đổ trà đã nguội vào bình thủy tinh lớn, sau đó thêm Scoby và chất lỏng khởi động vào. Nhiệt độ lý tưởng cho việc lên men Kombucha sẽ là khoảng 20-30 độ C. Nhiệt độ ấm sẽ làm tăng tốc độ lên men, ngược lại nhiệt độ mát sẽ làm giảm tốc độ lên men. Bạn càng ngâm Kombucha càng lâu thì vị trà càng chua và ít ngọt hơn.

Che miệng bình bằng khăn sạch và buộc dây thun cố định. Nên đặt bình ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nên để lên men trong khoảng 7 - 14 ngày là tốt nhất.

  • Bước 3: Kiểm tra thành quả

Sau tầm 5 ngày, bạn nên kiểm tra, thử vị và quyết định xem có kéo dài thời gian lên men không. Nếu Kombucha đạt đến độ chua ngọt mong muốn, bạn có thể thu hoạch và cho vào chai để bảo quản trong tủ lạnh. Nếu muốn Kombucha lên men thêm, bạn có thể để thêm vài ngày, càng để lâu thì Kombucha càng chua và gas càng nhiều.

  • Bước 4: Thêm hương vị

Sau khi thu hoạch, bạn có thể thêm trái cây tươi, nước ép hoặc thảo mộc để tạo thêm hương vị cho Kombucha. Bạn có thể chiết ra từng chai thủy tinh nhỏ, thêm trái cây (cam, chanh, táo, gừng, việt quất, dâu…) vào để tạo ra các hương vị nước trái cây lên men. Chỉ nên cho một ít, không quá 1/3  lượng Kombucha trong chai. Bạn có thể để bên ngoài tầm 1 - 2 ngày, nếu bảo quản tủ lạnh thì có thể dùng trong vòng 1 tháng.

5. Kinh nghiệm nhận biết cách làm Kombucha thành công

Để đảm bảo Kombucha giữ được hương vị tươi ngon và an toàn cho sức khỏe, Kitchen Koncept gợi ý đến bạn một số mẹo nhận biết cách làm Kombucha thành công như sau:

  • Khi trà có độ chua ngọt vừa phải, đổ phần nước trà ra để dùng dần: Scoby dần dần lớn và dày lên, bề mặt chất lỏng càng to thì Scoby càng to ra, có một lớp những sợi hay đốm nấm màu vàng nâu. Bạn cần xem lại màu sắc, nếu có màu lạ như đen, xanh lục… thì cần bỏ đi và làm lại từ đầu. Cần xem lại môi trường, nếu môi trường bị ẩm thấp thì di chuyển bình ra chỗ khác.
  • Khi Scoby càng ngày càng lớn do nhân lên: Bạn có thể tách các lớp riêng biệt ra và tặng cho bạn bè, kèm theo một mẻ trà để Scoby sống cho đến khi họ dùng đến, hoặc dùng làm mồi cho mẻ trà của họ. Nhớ tách lớp bên dưới cùng (Scoby già nhất) sau mỗi 2-4 tuần. Đôi khi chỉ cần 1 lớp màng mỏng màu nâu được tách ra là đã đủ để nuôi lớn dần thành 1 Scoby sau 2 tuần được nuôi trong trà.
  • Dùng dụng cụ lọc để tránh các sợi Scoby nhỏ và Scoby lớn đi theo: Các sợi này nếu để lâu trong nước trà cũng dần phát triển được thành Scoby lớn. Giữ lại Scoby và một ít nước trà ở đáy bình để làm mồi cho mẻ tiếp theo.

6. Các lưu ý quan trọng khi làm và sử dụng Kombucha

Một số  lưu ý quan trọng ngay sau đây sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có và tận hưởng Kombucha an toàn, thơm ngon tại nhà:

Các lưu ý quan trọng khi làm và sử dụng Kombucha

Các lưu ý quan trọng khi làm và sử dụng Kombucha

  • Đảm bảo vệ sinh dụng cụ và nguyên liệu

Trước khi bắt đầu làm Kombucha, tất cả các dụng cụ (bình thủy tinh, thìa, khăn che) và nguyên liệu (trà, đường, nước) phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Bạn nên sử dụng các loại bình thủy tinh cao cấp, đảm bảo làm Kombucha thành công và an toàn cho sức khỏe.

  • Tránh sử dụng kim loại

Không sử dụng dụng cụ kim loại (đặc biệt là nhôm) để khuấy Kombucha hoặc tiếp xúc trực tiếp với Scoby, vì kim loại có thể phản ứng với axit trong Kombucha, làm thay đổi hương vị và chất lượng của thức uống. 

  • Chọn đúng loại trà và đường

Kombucha thường được làm từ trà đen hoặc trà xanh. Tránh sử dụng trà có chứa dầu thơm hoặc các loại trà thảo mộc có thể chứa chất phụ gia không phù hợp cho quá trình lên men. Ngoài ra, các loại đường mía, đường trắng hoặc đường nâu sẽ thích hợp khi làm Kombucha.

  • Kiểm soát nhiệt độ môi trường lên men

Nhiệt độ phòng lý tưởng để lên men Kombucha là từ 21-29°C. Nếu nhiệt độ quá cao, Kombucha sẽ lên men quá nhanh, có thể trở nên quá chua. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp, quá trình lên men sẽ chậm lại hoặc ngừng hẳn.

  • Sử dụng Kombucha đúng cách và đúng liều lượng

Kombucha chứa một lượng nhỏ cồn, axit và caffeine, nên không nên tiêu thụ quá nhiều trong một ngày. Đối với người mới bắt đầu, nên uống từ từ, khoảng 100-200ml mỗi ngày để cơ thể thích nghi dần.

  • Bảo quản Kombucha đúng cách

Sau khi lên men Kombucha đạt đến hương vị mong muốn, bạn nên bảo quản Kombucha trong tủ lạnh để làm chậm quá trình lên men và giữ được độ ga tự nhiên. Kombucha có thể giữ được hương vị tươi ngon từ 1-3 tháng khi được bảo quản đúng cách.

Qua bài viết trên, Kitchen Koncept đã chia sẻ đến bạn Kombucha là gì cũng như cách làm trà Kombucha tại nhà. Với các bước hướng dẫn đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm Kombucha tại nhà, tận hưởng một thức uống lành mạnh, giàu lợi khuẩn. Hãy thử làm Kombucha ngay hôm nay và khám phá những lợi ích tuyệt vời mà loại trà lên men này mang lại!

Viết bình luận của bạn